Môi trường nước biển dễ làm kim loại bị ăn mòn, rỉ sét. Đối với các công trình gần biển, sử dụng vật liệu kim loại đều có nhược điểm lớn là dễ bị ăn mòn, rỉ sét theo thời gian gây thiệt hại nặng nề cho chủ đầu tư.
Hiện nay, ngành công nghiệp sơn đã chế tạo ra loại sơn chống giúp ngăn ngừa và hạn chế ăn mòn các công trình gần và tại vùng biển, đây là giải pháp tối ưu giúp chủ đầu tư tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. Giúp tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ hoạt động sản xuất của công trình, cũng như tính thẩm mỹ.
Thi công sơn chống ăn mòn các công trình gần biển là gì?
Thi công sơn
chống ăn mòn các công trình môi trường biển, là dùng loại sơn phủ chuyên dụng
cho công trình biển có tác dụng chống ăn mòn tốt, nhằm tránh sự ăn mòn của nước
muối với kim loại gây giảm tuổi thọ đối với các công trình trên biển.
Quy trình thi công sơn phủ chống ăn mòn
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần phủ sơn
Để lớp sơn bám chắc và có tuổi thọ kéo dài, thì công đoạn làm sạch bề mặt cần phủ sơn rất quan trọng. Đây là phương pháp loại bỏ các tạp chất, làm sạch bụi bẩn, lớp dầu mỡ, vảy gỉ sét và lớp sơn cũ bong tróc bằng dung môi, chất tẩy dầu, súng bắn nước với áp lực lớn.
Bước 2: Chuẩn bị
Có 3 phương pháp để tiến hành phủ sơn lên công trình thi công
- Dùng súng phun sơn
Đây là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất. Dưới áp lực cao của súng phun, lớp sơn phủ sẽ bám chắc vào bề mặt thi công, màng sơn cũng dày và đều màu hơn các phương pháp khác.
Một số hạn chế của phương pháp này là khó thực hiện ở không gian nhỏ hẹp, súng phun áp lực cao khó điều khiển nên đòi hỏi thợ sơn phải có tay nghề cao, tỷ lệ sơn hao hụt lớn do quá trình phun có thể bay đi, thợ sơn cũng phải chú ý an toàn lao động tránh bị bụi sơn bám phải.
- Dùng cọ lăn sơn
Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể thực hiện sơn với tốc độ tương đối, những vùng khó tiếp cận vẫn có thể sơn được và dễ thực hiện. Nhược điểm của phương pháp này là làm ướt bề mặt sơn kém, dễ tạo bọt trong quá trình sơn, màng sơn mỏng nên phải lăn nhiều lần và khả năng bám dính kém hơn so với phương pháp súng phun.
- Dùng chổi quét
Phương pháp này cho phép
thợ sơn có thể phủ sơn lên những bề mặt mà súng phun và cọ lăn không thể tiếp
cận, từ đó có thể hạn chế các khuyết điểm của bề mặt sơn. Tuy nhiên lớp sơn
bằng chổi thường không dày đều, thợ sơn phải chú ý kỹ thuật sơn để giữ được
tính thẩm mỹ.
Bước 3: tiến hành thi công sơn chống ăn mòn
- Thi công lớp sơn chống gỉ
Sơn chống gỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vật liệu cho các công trình trên biển. Cách thực hiện là dùng súng phun sơn lên bề mặt thi công đã được làm sạch, sau khi để khô từ 8 – 12 tiếng thì thực hiện sơn lớp thứ 2. Giữa các lần sơn phải đảm bảo bề mặt phủ sơn luôn được sạch sẽ, không có các dị vật lẫn vào.
- Thi công lớp sơn trung gian
Sau khi lớp sơn chống gỉ thứ 2 khô ráo hoàn toàn có thể tiến hành lớp sơn trung gian.
- Thi công sơn chống ăn mòn
Sau khi lớp sơn trung gian khô ráo, đảm bảo bề mặt phủ sơn sạch hoàn toàn trước thi thực hiện phủ sơn chống mòn.
Đối với các khu vực liên tục tiếp xúc trực tiếp với mặt biển thì sử dụng sơn 2 thành phần để tăng độ chống ăn mòn. Sau khi lớp phủ chống ăn mòn khô thì thực hiện phủ lớp sơn chống hà.